Kinh hoàng: Khi thay bóng đèn tiết kiệm điện

Ngày nay trong nhiều gia đình hay dùng loại bóng đèn tiết kiệm điện, không ngờ trong bóng đèn lại chứa “hóa chất” độc hại như vậy. Xin xem bài và chuyển tiếp rộng đến nhiều người để đề phòng sự đáng tiếc có thể xẩy ra cho chính mình hoặc thân nhân.

Một ông đứng trên 1 chiếc ghế dựa để thay 1 bóng đèn tròn trong nhà. Ông lót tay bằng một miếng vải, nhưng vì bóng đèn quá nóng, ông để bóng đèn rơi xuống nền nhà, vỡ tan. Ông vội bước xuống thì gan bàn chân bị cắt bởi các mảnh thủy tinh của bóng đèn bị vỡ ra. Loại bóng đèn này khi bị bể, dính đầy bột thủy ngân màu trắng, rất độc hại. Sau 2 tuần nằm điều trị bằng cách hút hết các mô tế bào bị hư/chết ra, e rằng có thể phải cưa bàn chân. Chúng ta nên cẩn thận
.
Xem hình mà thấy 001Xem hinh ma thay 002

     Thực tế, đèn ống huỳnh quang hay đèn huỳnh quang compact tiết kiệm điện đều là đèn phóng điện plasma trong môi trường hơi thủy ngân áp suất thấp. Chúng có cấu tạo là ống thủy tinh, mặt trong ống có phủ lớp bột huỳnh quang, thành phần chủ yếu là hợp chất phốt pho. Hai đầu gồm hai điện cực vonfram phủ bột phát xạ điện tử gắn vào hai đầu của ống đèn. Bên trong ống được rút hết không khí ra và bơm vào hỗn hợp hơi thủy ngân và khí trơ (acgon, kripton). Khi đóng điện, có hiện tượng phóng điện ở hai điện cực của đèn tạo ra tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang trong ống phát ra ánh sáng như chúng ta nhìn thấy.      PGS. TS Lê Văn Doanh, nguyên Trưởng khoa Điện, Đại học Bách Khoa Hà Nội, khẳng định, thành phần bột huỳnh quang bên trong bóng chủ yếu là bột phốt pho, tỉ lệ thủy ngân rất thấp. Việc gây thương tích như trong trường hợp này là do bỏng phốt pho. Khi bị bỏng kết hợp với bị thương do các mảnh vỡ gây ra lại không được vệ sinh đúng cánh nên dễ bị nhiễm trùng dẫn đến bị lở loét, hoại tử.

Bài viết hay G+
MỜI TÀI TRỢ
MỜI QUẢNG CÁO